Các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang đi xuống

Đã từ lâu con người rất coi trọng sức khỏe, các cụ ta đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của sức khỏe ví như: "Sức khỏe là vàng"; " Kẻ trí thì quý cái sức. Kẻ dại thì quý cái ăn".... Tuy nhiên, đối với nhiều người vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe của mình. Chúng ta có thể làm sức khỏe của mình đi xuống rất dễ dàng qua thói quen sinh hoạt, làm việc. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe  đang đi xuống. Nếu bạn đang có 1 hay vài dấu hiệu kể dưới đây thì hãy nên chú ý chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho mình hoặc xin thêm tư vấn sức khỏe từ bác sĩ hay người nào bạn tin cậy.

Các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang đi xuống
- Môi nứt nẻ

Môi thường bị nứt nẻ vào mùa đông do thời tiết hanh khô đây là hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên có nhiều người bị nẻ môi quanh năm. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn không nhận đủ nước và bạn thiếu hụt vitamin B12. Thiếu vitamin này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như thiếu máu. Do đó hãy bổ sung thêm vitaminB12 ngay và tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ. 

- Rụng tóc nhiều

Rụng tóc thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân rụng tóc nhiều có thể là do áp lực tâm lý, nhiễm trùng da đầu, ăn uống không đúng cách gây ra, hoặc cũng có thể do một bệnh nào đó hoặc bệnh bẩm sinh gây ra. Ngoài ra, sự bài tiết bã nhờn quá nhiều hoặc sự thay đổi tính chất bài tiết bã nhờn cũng có thể gây rụng tóc. Vì vậy, khi thấy tóc rụng nhiều, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn khám bệnh.

- Ăn không ngon

Đôi khi bạn cảm thấy không muốn ăn vì trước đó bạn đã ăn nhiều hoặc có một số món khó tiêu. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ăn không ngon mà không rõ nguyên nhân thì không nên xem nhẹ điều này. Người bình thường sẽ cảm thấy đói sau một khoảng thời gian nào đó và tiêu hóa tốt. Mất cảm giác ngon miệng là dấu hiệu cho thấy bạn không hoàn toàn khỏe mạnh vì bạn sẽ có khả năng mắc một số bệnh về đường tiêu hóa. 

- Nước tiểu có màu lạ 

Điều quan trọng là bạn phải quan tâm đến màu sắc của nước tiểu vì điều này thực sự có thể là một dấu hiệu đặc trưng thú vị về sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số ví dụ  lưu ý về màu của nước tiểu: 

+) Nước tiểu đục, mầu sữa xuất hiện trong trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, các bệnh liên quan đến thận do hậu quả gia tăng tiết xuất dịch nhầy và các thành phần vi khoáng. Cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu, để xác định nguyên nhân.

+) Từ màu da cam đến mầu nâu thường là hậu quả tình trạng cơ thể mất nước, bị sốt cao kéo dài, bị mắc bệnh gan và thất thoát hồng cầu qua thận. Đó là những vấn đề nghiêm trọng. Hãy lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ.

+) Nước tiểu ngả mầu hồng hoặc mầu đỏ xuất hiện, nếu trước đó bạn ăn thí dụ xôi gấc hoặc món gì đó có mầu đỏ. Tuy nhiên nếu không phải vì lý do ăn uống, thường là dấu hiệu liên quan đến máu. Đó là tín hiệu đòi hỏi sớm gõ cửa bác sĩ. Bởi có thể là biểu hiện những rắc rối với thận, viêm bàng quang, sỏi thận (thường gây chấn thường niệu đạo – khi sỏi trôi), bệnh di truyền (thí dụ hội chứng Porfiria) hoặc tác dụng phụ do dùng thuốc (thí dụ một số thuốc kháng sinh hoặc Aspirin).

+) Màu nước tiểu vàng rơm, mầu hổ phách và vàng nhạt  là gam mầu hợp chuẩn. Do đó, bạn nên chú ý hơn đến màu nước tiểu của mình để còn phát hiện một số căn bệnh kịp thời và tham khảo ngay ý kiến của các bác sĩ.

- Giảm cân đột ngột

Cho dù bạn đang ăn kiêng và tập thể dục đi chăng nữa thì việc giảm cân nhiều và đột ngột không rõ lý do cũng là tín hiệu không tốt. Giảm cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc căn bệnh tiềm ẩn nào đó, thí dụ như bệnh tiểu đường hoặc một số vấn đề sức khỏe khác.

- Mệt mỏi thường xuyên

Bạn có thể ngủ rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên nhất là vào buổi chiều, có thể chỉ ra rằng có một vấn đề với tuyến giáp của bạn. Vấn đề ở đây là tuyến thượng thận bị kiệt sức dẫn đến cơ thể sử dụng hết tất cả năng lượng đầu vào mà không có năng lượng thay thế thích hợp. Sau đó dẫn đến cơ thể của bạn ngày càng có chiều hướng đi xuống khi nó đang làm việc rất chăm chỉ, cố gắng để bảo vệ bạn khỏi các loại độc tố khác nhau mà bạn có thể nhận trong ngày từ môi trường làm việc. Vì vậy, hãy kiểm tra tuyến giáp của bạn.

Mệt mỏi thường xuyên cũng có thể là do hút quá nhiều thuốc lá, dùng thực phẩm chế biến sẵn, uống rượu, bia vv… Bạn không nên coi nhẹ những biểu hiện này và hãy đến khám bác sĩ.

- Khó ngủ

Khó ngủ là dấu hiệu của những rối loạn trong cơ thể. Không ngủ được có thể gây tổn hại cho sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thể chất của bạn. Nếu điều này xuất hiện thường xuyên, bạn nên tới bác sĩ kiểm tra.

- Đau đầu thường xuyên

Những cơn đau đầu dữ dội và xảy ra đột ngột có thể bắt nguồn từ nguyên nhân là do thương tổn mạch máu trong não. Đây được gọi là chứng phình động mạch. Nếu bị phình động mạnh, bạn cần hết sức để ý để được xử lý kịp thời. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện khi bị phình động mạch bao gồm đau ngực, mỏi mệt và suy giảm thị lực. Nếu liên tục bị tình trạng này sẽ có thể ảnh hưởng đến tim và viêm màng não.

- Dễ bị cảm lạnh hơn

Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh thì tức là đã đến lúc bạn cần phải tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể vì lúc này, hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể không tránh được những vi khuẩn gây bệnh.

Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy giảm chủ yếu là do cơ thể bị thiếu vitamin C.  Thiếu vitamin C thường dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thường xuyên cảm cúm, cảm lạnh, xuất huyết dưới da (vết bầm tím), bệnh về nướu răng, chậm tăng trưởng, đau cơ, khớp, vết thương lâu lành sẹo, gia tăng quá trình lão hóa và gia tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính không lây như ung thư, tim mạch và thoái hóa khớp...

- Khó chịu, đầy hơi trong bụng

Phụ nữ thường bị đầy hơi, khó chịu trong bụng nhiều hơn nam giới do phải trải qua chu kì kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy tình trạng đầy hơi liên tục diễn ra, thậm chí trong cả những ngày không phải "đèn đỏ" thì bạn cần hết sức chú ý và nên đi khám sớm. Hãy quan sát xem có hiện tượng ợ hơi, đau ở bụng hoặc gặp khó khăn trong khi ăn hay không. Nếu thấy các triệu chứng này xuất hiện thì rất có thể bạn đang gặp rắc rối về phụ khoa, thí dụ như viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng...


Share on Google Plus

About OBS media

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.