Các yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết khối tĩnh mạch

Huyết khối tĩnh mạch là tình trạng tắc nghẽn mạch tĩnh do cục máu đông được vận chuyển  trong dòng máu của một nơi khác đến. Khi cục máu đông được hình thành và làm tắc tĩnh mạch chậu khi đó huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra. Cục máu đông bị bóc tách ra khỏi thành mạch dẫn đến thuyên tác phổi và gây tử vong.
 Tình trạng máu đông cục gây tác tĩnh mạch có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai ít vận động, bị suy tim. Một số người thụ tinh trong ống nghiệm sau khi chuyển phôi cũng bị chứng này. Nguy cơ bệnh này thường tăng lên trong thai kì. Khi đó thai phụ sẽ có những thay đổi như tăng nồng độ yếu tố đông máu và chất hoạt hóa  quá trình đông máu; giãn nở tĩnh mạch, hệ thống tĩnh mạch trì trệ do sự chèn ép của tử cung. Những yếu tố này làm cho nguy cơ huyết khối tĩnh mạch tăng gấp 3 lần thai kỳ và có thể dẫn đến gây tử vong.
Một số yếu tố có thể gây huyết khối tĩnh mạch
 - Tình trạng bất động: Các cơ chân hoạt động như hệ thống bơm để đẩy máu trở về tim. Sự bất động ở cơ chân dẫn đến tình trạng ứa máu tĩnh mạch làm viêm tắc tĩnh mạch. Tình trạng gây bất động này thường xảy ra trong phẫu thuật, khi bệnh nhân nghỉ sau khi phẫu thuật mà không đổi tư thế trong thời gian dài.
 - Tĩnh mạch dãn, hệ thống van bất toàn là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tắc huyết khối tĩnh mạch
 - Suy tim: trong bệnh này, cung lượng tim bị giảm làm giảm lượng máu từ tĩnh mạch trở về tim
 - Chấn thương: Chấn thương trực tiếp ở chi dưới có thể dẫn đến cục máu đông và gây viêm tắc mạch tĩnh.
 -Các bệnh lý ác tính, sử dụng oestrogen , hội chứng tăng độ nhớt của máu  có thể gây tình trạng tăng đông máu và gây viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.
Các bệnh nhân tắc tĩnh mạch thường thường đau và sưng 1 chân, các triệu chứng. Muốn chuẩn đoán bệnh này thì cần làm siêu âm Doppler mạch máu  để có thể thấy được các cục máu đông trong lòng mạch và giảm dòng chảy trong tĩnh mạch.
Một biện pháp khác cũng có thể chuẩn đoán khối tĩnh mạch sâu là chụp tĩnh mạch cản quang được xem là tiêu chuẩn vàng thế nhưng thủ thuật này gây đau và biến chứng.
Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.