Cao huyết áp là gì? Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?

Cao huyết áp có thể là nguyên nhân của các bệnh ở động mạch vành, tim, xơ cứng động mạch thận. Vậy Cao huyết áp là gì? Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?

Cao huyết áp là gì?


Cao huyết áp là tình trạng huyết áp tối đa bằng hoặc lớn hơn 140 mmHg, huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg trở lên.Cao huyết áp có thể là tăng một trong hai chỉ số này, hoặc cả hai. Trường hợp huyết áp tối thiểu tăng cao là rất nguy hiểm, dễ gây tai biến.



Tiến triển tự nhiên Cao huyết áp như sau: vào độ 10-30 tuổi, huyết áp bắt đầu tăng, đầu tiên là tăng cung lượng tim, dần dần tăng huyết áp sớm vào tuổi 20-40 (lúc này lực kháng ở mạch máu ngoại vi nổi trội, có cơn huyết áp tăng nhưng người bị không biết) rồi đến tăng huyết áp thực sự ở tuổi 30-50 và cuối cùng là tăng huyết áp có biến chứng vào độ 40-60 tuổi.

Cao huyết áp tiến triển âm thầm trong 15-20 năm đầu. Người bị Cao huyết áp vẫn sống và làm việc bình thường trong khi bệnh đang huỷ hoại cơ thể dần dần, gây ra cái chết gặm nhấm, tức tưởi.Cao huyết áp nhiều khi không có biểu hiện gì cho đến khi người bệnh phải nhập viện mới biết mình bị tăng huyết áp. Cao huyết áp gây giảm thọ từ 10 đến 20 năm. Do đó, các nhà tim mạch học gọi tăng huyết áp là sát thủ thầm lặng.

Bệnh Cao huyết áp có nguy hiểm không?


Bệnh cao huyết áp là thủ phạm của rất nhiều loại bệnh khác:

Đối với tim mạch:
Tăng huyết áp gây to tim, suy tim. Áp lực cao của dòng máu làm cho lớp trong cùng của thành mạch bị rạn nứt. Từ đó, mỡ máu và bạch cầu chui qua những lỗ rạn nứt để lọt xuống thành mạch máu, làm thành mạch bị dày lên, hẹp đi và mất tính đàn hồi, làm giảm lượng oxy đến nuôi tim. Hậu quả là xuất hiện loạn nhịp, cơn đau thắt ngực, suy tim và nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử.
Tăng huyết áp còn gây phồng lóc động mạch chủ, xơ vữa mạch máu, viêm tắc động mạch chân.

Đối với não:
Tăng huyết áp gây cơn thiếu máu não thoáng qua với biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Tăng huyết áp gây tai biến mạch máu não như nhũn não, xuất huyết não, đứt mạch máu não dẫn đến liệt nửa người, liệt hoàn toàn, thậm chí tử vong.
Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh não do tăng huyết áp như nôn mửa, chóng mặt, co giật, hôn mê...

Đối với thận:
Tăng huyết áp làm hỏng màng lọc của tế bào thận, làm hẹp động mạch thận, gây suy thận

Đối với mắt:
Tăng huyết áp gây mờ mắt, xuất huyết võng mạc gây mù hay còn gọi là bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp.
Tất cả biến chứng này về mặt sức khỏe làm bệnh nặng dần, gây tàn tật nhiều (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực do tăng huyết áp) và đột tử hoặc giảm tuổi thọ. Về mặt tài chính thì làm tăng chi phí, gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình.


Triệu chứng của Cao huyết áp nhiều khi không đồng nhất với mức độ bệnh. Có khi triệu chứng rất rõ ràng nhưng huyết áp lại không cao lắm. Ngược lại, có những người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn nên không uống thuốc, khiến nhiều chứng bệnh cùng phát sinh như tim phì đại, nhồi máu cơ tim...

Khi bác sĩ thường khuyên rằng bên cạnh việc uống thuốc hạ huyết áp như: an cung ngưu hoàng hoàn, hoa đà tái tạo hoàn hàng ngày, bệnh nhân cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như giảm béo, năng tập thể dục thể thao, ăn giảm muối. Nhưng một số người lại hiểu nhầm rằng, họ không cần uống thuốc mà chỉ cần chọn lấy một trong những cách trên là có thể cải thiện bệnh. Thực ra phần lớn các biện pháp này chỉ có vai trò bổ trợ, chứ không thể thay thế thuốc. Nếu không dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, bạn có thể gặp nguy hiểm.

Do đó, nên định kỳ kiểm tra sức khỏe, trong đó có đo huyết áp để phát hiện bệnh. Với những người đã có chẩn đoán tăng huyết áp, nên đo thường xuyên để biết diễn biến bệnh.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí tại hotline: 0965 69 63 64  - +84 4 66 849 833

Để tìm hiểu thêm về bệnh cao huyết áp hãy nhấp vào đường dẫn sau: http://ancungnguu.com/tin-tuc/tin-tuc-ve-benh-cao-huyet-ap
Share on Google Plus

About goccuanang

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.