Trồng nấm linh chi như thế nào?

Nấm Linh Chi được trồng như thế nào? Nấm linh chi là dược liệu quý hiếm có khả năng chống bệnh tật cao. Nấm linh chi tươi tốt hơn nấm linh chi khô. Và nấm trồng chất lượng hơn nấm tự nhiên rất nhiều. Nấm linh chi trồng có chất lượng ổn định, quá trình xử lý và sấy khô đúng cách sẽ giúp giữ được những tinh túy và dưỡng chất. 
Trồng nấm linh chi
Để cho việc trồng Linh Chi thu được kết quả tốt, những điều quan trọng sau đây cần lưu ý:
* Cũng như tất cả các loại nấm khác, Nấm linh chi cần phải có một môi trường sinh trưởng đầy đủ độ ẩm.
* Nấm linh chi, nhất là nấm linh chi đỏ phải hội đủ 4 điều kiện: Nhiệt kỳ, hàn kỳ, quang kỳ, và âm kỳ. Để hoàn thành chu kỳ CO2 (hữu cơ) và O2 (Oxy) hầu có thể tăng trưởng, và hàm chứa cao độ dược liệu.
* Được biết núi Phú Sĩ của Nhật Bản là nơi thích nghi nhất cho việc trồng nấm Linh Chi, vì mùa Đông có tuyết rơi, mùa hè trên 70 độ F, đêm hoàn toàn tối và ngày có đủ ánh sáng cho chu trình phát triển của Linh Chi. Vì thế nấm linh chi Nhật Bản có giá trị dược liệu cao nhất.
Nấm linh chi trồng tốt hơn tự nhiên

Có nhiều cách để xử lý và sử dụng nấm linh chi. Có thể dùng tươi, sấy khô, thái lát, nghiền bột hoặc có thể cô lấy nước.Việc bào chế để Linh Chi giữ được công năng đó là một điều cần thiết. Ðể cho khỏi mục nát nên xử lý bằng phương pháp sấy khô. Phương pháp mới nhất là hấp Linh Chi bằng nhiệt độ thấp (80 độ) trong ba tới bốn giờ cho bốc hết hơi nước còn trong cây nấm. Sau đó nấm được xay thành bột và ninh trong nước để rút hết tinh túy ra. Nước cốt đó lại được đun sôi ít nhất ba lần và dùng phương pháp chân không để sấy khô, làm thành viên hay đóng chai.

Cách trồng nấm linh chi: 

Nấm Linh Chi có đặc điểm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối điện với mũ nấm).
Cuống nấm dài hoặc ngắn, ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo, đính bên có hình trụ với đường kính từ 0,5-3cm. Lớp vỏ cuống được phủ đều lên mặt tán bằng màu nâu đỏ, nâu đen, bóng và không có lông.

Trên mặt mũ nấm có vân gạch đồng tâm có màu sắc được chuyển từ vàng chanh sang vàng nghệ, vàng nâu, vàng cam rồi đỏ nâu và cuối cùng là màu nâu tím nhẵn bóng như láng một lớp vecni. Đường kính của mũ nấm từ 2-15cm, dày từ 0,8-1,2cm, phần đính cuống gồ lên hoặc hơi lõm xuống. Khi đến tuổi trưởng thành, nấm sẽ phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.

Điều kiện phát triển của nấm:

Độ ẩm:
- Độ ẩm cơ chất: 60%-62%
- Độ ẩm không khí: 80-95%.
Nhiệt độ thích hợp:
- Giai đoạn nuôi sợi: 20OC - 30OC.
- Giai đoạn quả thể: 22OC - 28OC.
Độ thông thoáng:
Trong suốt quá trình sinh trưởng quả thể, nấm Linh Chi đều cần có độ thông thoáng tốt.
Ánh sáng:
Dinh dưỡng: Dùng trực tiếp nguồn xenlulôza.
Độ pH:
Linh Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5-7).
- Giai đoạn nuôi sợi: kín gió,độ sáng vừa phải
- Giai đoạn quả thể phát triển:cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được), ánh sáng được cân đối từ mọi phía.
Trồng nấm linh chi cũng giống như trồng những loại hoa màu khác. Nấm cũng sẽ có những thời vụ riêng Nguyên liệu chủ yếu của Linh Chi là mùn cưa khô hoặc tươi của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu hay độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ mềm, các cây thuốc thuộc họ thân thảo. Có 2 phương pháp nuôi trồng hiện nay đó là: Phương pháp cấy giống và Phương pháp ươm túi. 
Share on Google Plus

About OBS media

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.