Nếu gặp phải bệnh tai biến nhẹ ta phải làm gì?

Tai biến mạch máu não được chia làm hai thể: tai biến mạch máu não nặngtai biến mạch máu não nhẹ. Ai cũng biết cách cấp cứu bệnh tai biến nặng, vậy nếu gặp phải bệnh tai biến nhẹ ta phải làm gì?

Dấu hiệu tai biến nhẹ

Tai biến mạch máu não nhẹ thường gặp ở bất kì đối tượng nào, biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này có nguyên nhân là do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào yếu tố tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng.


Dấu hiệu người bị bệnh tai biến mạch máu não nhẹ


Những dấu hiệu chính của bệnh tai biến mạch máu não nhẹ thường dễ nhận biết như người đó bị giảm thị lực, khó nói, yếu hoặc nằm liệt hẳn một bên tay, chân, liệt nửa người, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu không rõ nguyên nhân, chủ yếu gặp ở những người có nguy cơ tăng huyết áp như béo phì, tim mạch, đái tháo đường...

Tìm hiểu về bài viết: bệnh cao huyết áp và cách chữa trị

Nếu gặp phải bệnh tai biến nhẹ ta phải làm gì?


Để cấp cứu người bị bệnh tai biến mạch máu não, những người ở bên cạnh nên cho bệnh nhân nằm nghiêng, hơi nâng đầu lên và đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất bởi việc điều trị chỉ đạt hiệu quả tối đa trong vòng 3 giờ đầu, kể từ khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của tai biến mạch máu não nhẹ.

Bên cạnh đó, nếu gặp tai biến mạch máu não nhẹ, bệnh nhân cần thực hiện chế độ phòng ngừa căn bệnh này như sau:


- Chế độ ăn uống:

Cần cho bệnh nhân ăn đủ chất nhưng với một lượng thích hợp. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc…). Lượng protein cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Chất béo nên giữ ở mức 25-30g/ngày. Bổ sung lượng vitamin và chất khoáng có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Bổ sung axit folic ít nhất 300mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim bằng cách ăn các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo…

- Chế độ vận động:

Cần đổi tư thế nằm của bệnh nhân mỗi giờ để chống loét. Xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân cho bệnh nhân để máu lưu thông và tránh cứng khớp, teo cơ. Tập vận động để giúp hồi phục nhanh. Sau khi xuất viện, tập vận động tại nhà hoặc có thầy thuốc chuyên khoa vật lý trị liệu hướng dẫn. Cố gắng cho bệnh nhân tự làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có thể hồi phục sớm.

Ngoài ra, để phòng bệnh tai biến mạch máu não nhẹ, người bệnh cần phải có ý thức kiểm soát những nguy cơ dễ dẫn đến tai biến mạch máu não bằng cách khám sức khỏe định kỳ hằng năm. Khi phát hiện có những biểu hiện về huyết áp cao, cholesterol cao trong máu, tiểu đường và có vấn đề về động mạch máu não thì vừa điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, vừa phải điều chỉnh lối sống theo hướng lành mạnh như bỏ thói quen hút thuốc, tập thể dục hằng ngày, hạn chế làm việc căng thẳng...

Tìm hiểu thêm về bệnh tai biến mạch máu não tại đường dẫn sau: http://ancungnguu.com/tin-tuc/tin-tuc-ve-benh-tai-bien

Liên hệ để được tư vấn miễn phí tại hotline: 0965.69.63.64 - +84 4 66 849 833 ( HN) hoặc 0903 235 457 ( TP HCM)
Share on Google Plus

About goccuanang

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.