Những loại quả nào kị khi dùng với thuốc

Khi uống thuốc, nhiều người cứ nghĩ là không nhất thiết phải uống với nước lọc mà chỉ cần là chất lỏng để đưa thuốc vào dạ dày dễ dàng hơn. Thậm chí nhiều người còn uống với bất cứ thứ gì tiện nhất như nước ngọt, nước trái cây,….để có thể loại bỏ được mùi vị của thuốc và dễ uống hơn. Tuy nhiên thì khoa học đã chứng minh rằng đó là một quan niệm sai lầm không chỉ làm suy giảm tác dụng dược lý của thuốc mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong phạm vi bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những loại quả kị khi dùng với thuốc.

Thực trạng hiện nay

Nhiều người rất thích uống nước trái cây cùng với thuốc để dịu bớt cảm giác khó chịu hoặc vừa uống thuốc xong lại vội vàng ăn trái cây ngay, nhưng lại không biết rằng sự kết hợp này hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe và hiệu quả của thuốc vì dịch trái cây cũng sẽ tác động trực tiếp và thuốc ở dạ dày.

Không những thế nhiều loại nước trái cây đã được khoa học chứng minh có gây hại đến cơ thể khi dùng chung với thuốc tây y điều trị bệnh.


Những loại quả nào kị khi dùng với thuốc

Khi uống thuốc cùng với nước cam hay nước táo thì chúng có thể ức chế sự hoạt động của hoạt chất sinh học trong dạ dày đảm nhận việc vận chuyển thuốc vào máu. Các loại nước trái cây có vị chua như cam, chanh chứa nhiều acid hữu cơ có thể phá hủy cấu trúc của các loại kháng sinh như ampicillin, lincomycin, erythromycin,… Nghiêm trọng nhất phải kể đến là nước bưởi chùm, một loại bưởi dùng nhiều ở phương Tây có khả năng gây hại thuốc đã được khoa học chứng minh. Các loại bưởi này có chứa hoạt chất naringin và bergamotin có khả năng ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan nên có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu, từ đó tăng độc tính của nó, đặc biệt là khi dùng chung với các loại thuốc như atenolon trị tăng huyết áp hay statin trị rối loạn lipid huyết,…

Thực tế có rất nhiều loại thuốc tương tác với nước bưởi, điều này đã được biết đến từ những năm 1989 khi các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra nồng độ felodopin trong máu tăng gấp 3 lần khi người bệnh sử dụng loại nước này để uống thuốc felodipin trị tăng huyết áp. Điều đó có nghĩa là loại trái cây này có khả năng ức chế sự chuyển hóa thải trừ felodipin, cũng giống như là khi bạn dùng quá liều felodipin vậy.

Tham khảo sản phẩm nước yến sanest tại đây <<<

Vậy uống thuốc với nước nào là tốt nhất?

Loại bỏ các loại nước như nước ngọt hay nước trái cây, bạn chỉ nên uống thuốc với nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước lọc và nước đóng chai đúng tiêu chuẩn, hợp vệ sinh. Một lượng nước vừa đủ sẽ giúp bạn có thể dễ dàng đưa viên thuốc vào dạ dày, đồng thời giúp hòa tan nó để cơ thể dễ hấp thụ hơn cho tác dụng chữa bệnh.

Ngoài ra, tuyệt đối không được nuốt khan viên thuốc vì nó có thể dính lại bên trong thực quản gây tắc và viêm loét. Một số loại thuốc còn cần phải uống với một lượng nước lớn để có thể bài tiết theo đường nước tiểu, tránh sự tích tụ gây sỏi thận và làm hại đến chức năng của thận, chẳng hạn như các loại thuốc chứa dược chất sulfamid,…

Đồng thời với đó, bạn nên sử dụng các loại nước thảo dược thiên nhiên hằng ngày để giúp ổn định cơ thể, tăng cường hiệu quả hấp thụ và dược tính của thuốc, cũng như giúp thanh lọc, đào thải độc tố, dung hòa độc tính trong các loại thuốc tây y phổ biến hiện nay. Nhờ đó mà cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh và việc dùng thuốc điều trị bệnh cũng an toàn hơn rất nhiều.

Hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0965 69 63 64  - +84 4 66 849 833 để được tư vấn miễn phí nhé!
Share on Google Plus

About Chu Thanh Hải

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.