Những loại thuốc nào ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của thuốc tây y trong điều trị bệnh nhưng có thể nói chúng là một “con dao hai lưỡi”. Nếu sử dụng không đúng thuốc, không đúng liều lượng và không đúng cách, các loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn gây hại cho cơ thể. Hiện nay việc sử dụng thuốc qua đường uống là phổ biến nhất. Cũng chính vì thế mà hệ tiêu hóa là cơ quan chịu tác động trực tiếp. Một số loại thuốc sau có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở nhiều mức độ khác nhau mà bạn nên biết và phòng tránh.


Những loại thuốc nào ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Thuốc chống viêm không steroid:

Các loại thuốc như diclofenac, phenybutazol, indomethacin, ibuprofen, meloxicam, entodolac, tenoxicam...đứng đầu trong danh sách này về việc gây hại cho hệ tiêu hóa. Mặc dù chúng có tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau rất hiệu quả nhưng cũng có thể gây viêm loét và chảy máu bên trong hệ tiêu hóa, thậm chí là làm thủng dạ dày, ruột vô cùng nguy hiểm. Biến chứng xảy ra phụ thuộc vào thời gian sử dụng thuốc, nồng độ và sự kết hợp thuốc. Chẳng hạn như sử dụng thuốc liều cao hay như kết hợp với corticoid, thuốc chống phân hủy serotonin... sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường.
Nhóm bisphosphat (bao gồm: alendrolate, pamidronate…):

Đây là nhóm thuốc có hiệu quả đặc trị chứng loãng xương, bệnh Paget. Tuy nhiên thì thực tế cho thấy nó còn có thể gây viêm loét dạ dày, viêm loét ruột, thực quản. Việc sử dụng thuốc liều cao hay sử dụng kéo dài trong một thời gian sẽ dẫn đến sự xuất hiện các rối loạn trong hệ tiêu hóa, điển hình như đau rát khi nuốt, bỏng rát sau xương ức, hay bị đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,…

Thuốc ức chế phân hủy serotonin:

Đây là một loại thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm thông qua tác dụng ức chế các enzym phân hủy serotonin, từ đó có thể gián tiếp làm tăng nồng độ của chất này trong máu. Tuy nhiên thì trong quá trình ức chế sự phân hủy đó, loại thuốc này còn có những tác động mạnh mẽ lên hệ tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là tai biến chảy máu tiêu hóa (chảy máu dạ dày).

Thuốc kích thích tiêu hóa chiết xuất từ men của dạ dày, tụy:

Đây là loại thuốc mang đến hiệu quả tích cực đối với những người bị các chứng bệnh như viêm tụy hay viêm dạ dày mạn tính. Nhưng nếu dùng quá liều, loại thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ gây ra viêm loét bởi lớp niêm mạc đã bị tiêu hủy, đồng thời có thể gây ra biến chứng nặng như thủng và chảy máu dạ dày.

Kháng sinh đường uống (metronidazol, erythromycin, cephalosporin, spiramycin, tetracyclin...):
Các loại thuốc thuộc nhóm này có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là khuẩn H. pylori, Salmonella hay klebshiella. Tuy nhiên thì nó lại không thể phân biệt nên sẽ tiêu diệt luôn cả những khuẩn có lợi gây ra rối loạn hệ tiêu hóa (đi ngoài,…), đặc biệt là ở người già hay trẻ em khi men tiêu hóa có sự thiếu hụt và không hoàn chỉnh.

Tham khảo sản phẩm yến sào nhân sâm tại đường dẫn sau <<<

Làm gì để giảm tác hại?

Để giảm tác dụng phụ của các loại thuốc trên, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để kết hợp thêm các loại thuốc bổ trợ khác. Ví dụ như: Thuốc chống viêm không steroid và nhóm thuốc bisphosphat được dùng kèm với các loại thuốc có chứa chất che phủ niêm mạc giúp cơ thể tăng cường bảo vệ hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến thời điểm uống thuốc, tốt nhất là uống trong hoặc sau khi ăn để giảm sự kích ứng của thuốc lên niêm mạc ruột, niêm mạc dạ dày. Hơn nữa thì trong quá trình uống thuốc, tránh mọi thực phẩm có thể làm tăng nồng độ axit.

Ngoài ra thì bạn nên sử dụng kèm theo các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hằng ngày như yến sào, nấm linh chi, nhân sâm Hàn Quốc để bồi bổ sức khỏe, ổn định và cân bằng mọi chức năng trong cơ thể, nhờ đó có thể triệt tiêu các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tây y. Và lưu ý sử dụng các sản phẩm này cách thời điểm uống thuốc ít nhất 30 phút để có được những hiệu quả tối ưu nhất.

Hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0965 69 63 64  - +84 4 66 849 833 để được tư vấn miễn phí nhé!
Share on Google Plus

About Chu Thanh Hải

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.