Vì sao uống thuốc lại bị dị ứng da

Thuốc được dùng để điều trị bệnh nhưng bên cạnh đó thì cũng có thể có những phản ứng bất lợi xảy ra. Hầu hết các loại thuốc tây hiện nay đều ít nhiều gây ra những phản ứng bất lợi quyết định các tác dụng phụ không mong muốn của nó. Một trong số đó phải kể đến là các phản ứng gây dị ứng.
Dị ứng thuốc thường xảy ra khi lần đầu cơ thể tiếp xúc với một loại thuốc nào đó bởi hệ miễn dịch sẽ có một đáp ứng miễn dịch dành cho nó. Cụ thể khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể và histamin hơn, phổ biến nhất là gây mẩn đỏ và dị ứng da, nhưng nhiều trường hợp phản ứng nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.


Nguyên nhân vì sao uống thuốc lại bị dị ứng da

Dị ứng nói chung và dị ứng da nói riêng có thể xảy ra do việc bạn sử dụng không đúng thuốc, không đúng liều, không đúng thời gian theo sự kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ. Bởi khi đó, cơ thể bạn sẽ phải tăng cường  một số phản ứng đáp trả để có thể thích nghi với sự thay đổi.

Một số loại thuốc hay gây dị ứng da được biết đến là:

- Dòng thuốc kháng sinh, bao gồm penicilin, chlorocid, streptomycin, sulfamid…
- Thuốc hạ nhiệt, giảm đau, bao gồm: aspirin, paracetamol, pyramidon, butadion,…
- Thuốc an thần, thuốc gây ngủ, gây tê như luminal, novocain, gardenal,…
- Thuốc chữa bệnh lao, phong, sốt rét, tiểu đường, gout, đau nhức khớp.

Một số loại thuốc bồi bổ, các loại vitamin, hay thậm chí là cả thuốc đông y... cũng có thể gây dị ứng với những người có cơ địa yếu và không phù hợp.

Các loại dị ứng da do thuốc

Các dấu hiệu khi bị dị ứng thuốc bao gồm: nổi mẫn, nổi ban nhiều vùng trên cơ thể, ngứa ngáy da, hơi thở khò khè, ngứa mắt, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, khó thở, giọng khàn, xây xẩm, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng, hồi hộp, ngất xỉu, mạch đập nhanh,… Trong đó thì các biểu hiện dị ứng da thường xuất hiện nhanh và rõ ràng nhất. Sau đây là một số biểu hiện dị ứng da do thuốc mà người bị thường gặp phải nhất:

Mày đay: là biểu hiện lâm sàng nhẹ, thường xuất hiện đầu tiên sau khi dùng thuốc từ 5-10 phút, hoặc vài ngày trong hầu hết các trường hợp dị ứng thuốc. Biểu hiện là người bệnh sẽ cảm thấy người nóng ran, ngứa ngáy, sau đó thì da nổi ban đỏ ửng và sẩn phù. Nếu bị nặng, người bệnh còn bị kèm theo các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, đau nhức khớp, người mệt mỏi, buồn nôn, sốt cao, …

Viêm da dị ứng: Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện nhiều ban đỏ, phù da, bị mụn nước, ngứa ngáy và càng ngày càng nhiều hơn.

Đỏ da toàn thân: xảy ra từ 2-3 ngày, đôi khi 2-3 tuần sau khi dùng thuốc, người bệnh cảm thấy người như bốc hỏa, ngứa ngáy khắp nơi, sau đó ban đỏ nổi toàn thân, có vảy trắng kèm theo sốt cao, rối loạn tiêu hóa. Nếu nặng thì kẽ chân và kẽ tay có thể bị nứt ra, chảy nước vàng và bị bội nhiễm có mủ.
Hồng ban đa dạng: thường xuất hiện sau khoảng một vài ngày dùng thuốc. Người bệnh cảm thấy nóng toàn thân, xuất hiện nhiều nốt sẩn tròn trên da giống mày đay nhưng nổi gờ cao hẳn lên và hơi cộm, đồng thời vùng trung tâm nốt sẩn lòm vào và nhăn. Kèm theo đó là các triệu chứng sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau nhức khớp, nổi hạch, nổi mụn nước, tổn thương niêm mạc và nội tạng… nặng thì có thể gây tử vong.

Ngăn ngừa và điều trị dị ứng da do thuốc

Khi xuất hiện các dấu hiệu bị dị ứng da thì người bệnh tuyệt đối không được tự ý chữa trị bằng bất cứ loại thuốc tây hay thuốc dân gian nào mà phải đến ngay bác sĩ để khám và kê đơn chữa trị kịp thời. Thông thường trong các trường hợp dị ứng này, bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc kháng histamin để giảm ngứa da và nổi mẩn, đồng thời thoa corticosteroid vào da, thậm chí là sử dụng các loại thuốc giãn phế quản để ngăn ngừa các biến chứng giống suyễn,…và tiêm thuốc epinephrine để chống shock phản vệ.
Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên như nấm linh chi, nhân sâm, hồng sâm Hàn Quốc để giúp ổn định cơ thể và ngăn ngừa sự tác động của thuốc, chống các triệu chứng dị ứng nói chung và dị ứng da rất hiệu quả.

Hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0965 69 63 64  - +84 4 66 849 833 để được tư vấn miễn phí nhé!
Share on Google Plus

About Chu Thanh Hải

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.