Những tác dụng phụ của thuốc cảm cúm

Cảm cúm là một thể bệnh phổ biến mà con người thường xuyên mắc phải khi thời tiết thay đổi. Bạn cũng có thể mua các loại thuốc điều trị ở bất cứ tiệm thuốc tây nào mà không cần đến toa của bác sĩ. Đó là lý do mà nhiều người sử dụng thuốc một cách tràn lan dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là những tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng khi cảm cúm mà bạn nên biết để phòng tránh và bảo vệ cho sức khỏe của mình.


Tác dụng phụ của chất kháng histamine

Hoạt chất kháng histamine là một chất thường gặp trong thuốc cảm, có tác dụng giúp giảm ngứa rát họng, giảm ho, làm dịu cổ, đồng thời hạn chế sổ mũi và chảy nước mắt. Tuy nhiên bên cạnh đó thì chất này cũng là nguyên nhân gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc cảm như mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, khô mắt và khô miệng. Ngoài ra, nếu người bệnh đồng thời uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc thì hoạt chất này sẽ làm tăng sự mệt mỏi, buồn ngủ lên mức tối đa và có thể dẫn đến nhiều hệ quả khác.

Tham khảo bài viết tác dụng của đông trùng hạ thảo tại đây <<<

Chất thông mũi

Chất thông mũi (như Pseudoephedrine hoặc Phenylephrine) là một loại chất đặc biệt có trong các loại thuốc cảm để giúp người bệnh giảm bớt sự khó chịu của tình trạng viêm mũi và khó thở. Mặc dù vậy nhưng chúng lại có thể gây tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch và khiến bạn luôn ở trong tình trạng hồi hộp, lo lắng, bồn chồn và bị mất ngủ. Đặc biệt là với những người thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm hay thức uống kích thích như café, bia rượu,…thì các tác dụng phụ trên sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Thuốc giảm ho tan đờm

Dextromethorphan là một loại thuốc giúp giảm ho và đánh tan các khối đờm có trong xoang mũi. Bên cạnh lợi ích của nó thì cũng tồn tại một số tác dụng phụ đáng phải chú ý như gây buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, thần kinh bất bình thường, đôi khi bị lú lẫn. Các loại thuốc giảm ho có khả năng gây ra táo bón và chất expectorant giúp đánh tan đờm thì lại có thể gây nên bệnh lý tiêu chảy. Do đó mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bị ho kéo dài, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc ho bạn nhé!

Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau được bày bán và sử dụng phổ biến như ibuprofen hay acetaminophen có tác dụng giúp người bệnh tránh khỏi các cơn đau nhức cơ bắp và đau đầu dữ dội khi bị cảm cúm. Hai loại thuốc này hoàn toàn an toàn khi bạn sử dụng theo đúng chỉ dẫn nhưng trong các trường hợp mắc bệnh về dạ dày thì việc sử dụng ibuprofen không đúng cách (chẳng hạn như sử dụng lúc bụng đói,…) sẽ có thể gây khó chịu và làm hại đến dạ dày của bạn.

Thuốc chống nhức đầu chóng mặt

Khi bị cảm cúm, người bệnh thường đau đầu, chóng mặt và không thể tập trung làm gì được. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều loại thuốc cảm lạnh, các loại thuốc chống nhức đầu chóng mặt thì rất có thể xảy ra sự tương tác với các loại thuốc khác tạo ra những tác dụng tiêu cực đối với cơ thể.
Chính vì vậy, hãy tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, các y ​​bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này hay bất kỳ các loại thuốc nào khác nhé!

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị cảm cúm và giảm thiểu hậu quả những tác dụng phụ của thuốc cảm cúm mang lại, người bệnh còn có thể sử dụng bổ sung thảo dược thiên nhiên như nấm linh chi hay nhân sâm. Khi bị cúm, bạn nên pha sâm hoặc nấm với nước ấm để uống thay nước trong ngày sẽ mang đến những hiệu quả tuyệt vời. Không những thế, bạn còn nên sử dụng các sản phẩm tự nhiên an toàn này hằng ngày để tăng cường bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại các mầm bệnh xung quanh và hỗ trợ ngăn ngừa, điều trị nhiều thể bệnh khác nữa nhé. Sử dụng các loại thảo dược này sẽ giúp mang đến cho bạn một sức khỏe bền bỉ và dẻo dai nhất!

Hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0965 69 63 64  - +84 4 66 849 833 để được tư vấn miễn phí nhé!
Share on Google Plus

About Chu Thanh Hải

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.