Cách phân biệt các loại sâm

Có không ít những người bán hàng tìm cách mua sâm giả hoặc sâm kém chất lượng để bán cho các khách hàng nhằm kiếm lời. Cách phân biệt các loại sâm trên thị trường là một việc không hề đơn giản.

Trên thực tế, có khá nhiều loại sâm khác nhau nhưng tựu chung thì có hai loại sâm là: sơn sâm ( sâm rừng, loại sâm mọc tự nhiên), nguyên sâm ( sâm vườn, là loại sâm được gieo trồng trong vườn).

Nếu như căn cứ theo vị trí địa lý để phân biệt các loại sâm thì có khá nhiều loại sâm khác nhưu như: sâm Nhật Bản, nhân sâm Trung Quốc, nhân sâm Hàn Quốc, sâm Mỹ ( Tây Dương sâm), sâm Ngọc Linh ( sâm Việt Nam). Dưới đây là cách phân biệt một số loại sâm khác nhau:

Nhân sâm rừng

Nhân sâm rừng là loại sâm có chất lượng khá tốt, thường mọc hoang, có rễ ngắn và thô, dài hơn thân rễ một chút. Do thân rễ nhỏ dài, đầu trên có đường vằn ngang nhỏ nên được gọi là " rễ cổ nhọn". Sâm rừng thường có giá trị cao hơn sâm vườn. Cách phân biệt loại sâm này như sau:

-Bát rễ của sâm trồng hơi ngắn, tương đối ít, đầu rễ nhỏ dài, bát rễ sâu và dày, đầu rễ cong, cổ nhọn.

- Thân sâm rừng giống như thân hoàng tinh, dài bằng hoặc ngắn, nhỏ hơn, đầu rễ vằn, chỗ vai nhỏ mà sâu, màu đen, phần nhiều có hình xoáy ốc liên tục. Trong khi đó, sâm trồng có thân dài, phần vai có các vằn ngang, hơi thưa và nông.

- Vỏ sâm trồng ráp và xốp giòn, còn vỏ sâm rừng mịn và chắc.

- Sâm trồng có thân phát triển từ 3 nhánh trở lên, tương đối nhiều, phát triển không đều. Sâm rừng có thân ít, chỉ có khoảng 1-2 nhánh, hầu như không có 3 nhánh.

- Râu sâm trồng không có nốt sần, hoặc có nhưng không rõ. Râu sâm rừng dài, dai và có nốt trân châu rõ.



Phân biệt hồng sâm

Đây là loại sâm nổi tiếng, được hấp sấy trong điều kiện thích hợp, chủ yếu là những củ to, đã được rửa sạch và cho vào nồi chưng chín trong khoảng 2 giờ. Sau đó, những củ này được mang đi hấp sấy hoặc phơi khô cho đến khi khô hẳn. Hồng sâm có màu hồng, mùi thơm, vị hơi đắng. Hồng sâm có thân hình thoi, giống như hình trụ, rễ có thể phân nhánh trông như cánh tay, phần dưới có 2 hoặc 3 nhánh trông như chân.



Trong các loại hồng sâm thì hồng sâm Hàn Quốc là loại hồng sâm nổi tiếng nhất, có hình trụ hoặc hình vuông tròn, rễ thô ngắn, dài 1,5-2 cm, đường kính trên dưới gần bằng nhau, phần lớn là đơn nhánh và rất ít rễ phụ, màu nâu đỏ hơi đục.

Bạch sâm

Bạch sâm cũng là một trong những loại nhân sâm nhưng được chọn từ những củ sâm không đủ tiêu chuẩn để làm hồng sâm. Bạch sâm có màu trắng ngà, thường có đường tinh thể bám ngoài mặt. Cách làm bạch sâm khá đơn giản, rửa sạch củ sâm rồi nhúng vào nước sôi trong vài phút, sau đó tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ không quá 60 độ C.



Bạch sâm thường có rễ chính hình trụ, ngắn và mập, thân rễ dài nhỏ, phía trên có các chỗ lõm hình xoáy trôn ốc đan xen nhau. Tuổi đời củ sâm để làm bạch sâm càng lâu thì thân rễ càng dài.

Xem các sản phẩm nhân sâm khô tại đây : http://congtynhansam.org/nhan-sam-kho/

Tây Dương sâm

Là loại sâm được lấy từ các nước phương Tây như: Pháp, Mỹ, Canada, được khá nhiều người ưa chuộng. Vì thế, thay vì dùng Tây Dương sâm để bán, những gian thường thường dùng sâm nội để bán kiếm lời.



Tây Dương sâm có thân hình trụ hoặc hình thoi, chất cứng và nặng, vỏ có vằn ngang, nốt sần lỗ nông và các văn dọc nông nhỏ chi chít. Khi cắt ngang, vỏ sẽ có vạch nhựa, có dạng chấm nâu vàng thành từng lớp, có mùi hơi đắng đắng.

Trên đây là một số cách phân biệt các loại sâm, nếu cần thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn miễn phí tại hotline: 0965.69.63.64 - 0466 849 833.


Share on Google Plus

About goccuanang

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.